Bệnh phân trắng trên tôm thường xuất hiện vào giai đoạn tôm đươc 40 - 70 ngày tuổi. Do chạy theo lợi nhuận nên bà con thả nuôi tôm với mật độ thả nuôi cao.
Hàm lượng thức ăn sẽ dư thừa tích tụ thành các chất hữu cơ, tạo điều kiện cho vi khuẩn, tảo độc phát triển mạnh, điều này làm cho bệnh phân trắng phát triển mạnh gây thiệt hại nặng nề.
Kiểm tra trên tôm thẻ và tôm sú nuôi mắc bệnh phân trắng trong nước ta hiện nay, hầu hết đều phát hiện nhiễm Gregarine có vòng đời phải sống nhờ vào hai ký chủ trung gian là nhóm thân mềm hai mảnh vỏ và nhóm giun tơ, vật chủ cuối cùng là tôm. Ký sinh trùng Gregarine sống trong ruột của tôm và vi khuẩn, ngoài ra bệnh còn do tôm ăn phải các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp trong ao, các loại tảo này tiết ra chất enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được.
Bệnh xuất hiện nhiều ở những ao nuôi tôm có quạt Oxy không đạt yêu cầu (hàm lượng Oxy < 4pm). và diễn biến phức tạp ở các ao nuôi trải bạc trên cả tôm thẻ và tôm sú.
Khi phát hiện tôm dạt vào bờ chết là lúc bệnh ở giai đoạn rất khó chửa trị, cho dù chửa khỏi thì tôm cũng bị teo gan và còi, chậm lớn gây thiệt hại nặng nề. Vì vậy phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm là vấn đề nên cần thiết được ưu tiên để tránh thiệt hại nặng nề.